(BongDa.com.vn) – Đội trưởng là một người có tiếng nói trong phòng thay đồ và cũng là người anh em có thể dựa vào được khi có biến. Không đi sâu vào những chiến tích của họ ngoài sân bóng, nhưng với bộ môn thể thao tập thể của 22 người đàn ông tranh nhau một quả bóng. Không xét đến yếu tố kỹ thuật, với bên nào có bản lĩnh hơn, bên đó đã chiếm một lợi thế không nhỏ.
Roy Keane và Patrick Vieira luôn hục hặc mỗi khi có dịp đối đầu. Ảnh: Internet.Trong một đội bóng, không dễ để có thể tìm ra được một người đứng đầu được lòng tất cả mọi người, họ vừa có đức để có thể đem đến sự thoải mái cho người khác và cũng đủ tài để người khác ghi nhận, hoặc chí ít trong một tập thể toàn đàn ông với nhau đó phải là một người không ai dễ dàng bật lại được.
Trong hai thập kỷ vừa qua, bằng tài năng và kinh nghiệm dẫn dắt của mình, MU thời Ferguson đã dành chức vô địch của giải ngoại hạng hơn phân nửa trong số đó (11 lần lên ngôi) xen kẽ vào đó là những CLB như Arsenal, Chelsea và Manchester City,… Điểm qua một chút về những người đội trưởng của họ. Đó là những ai?
Quá khứ MU đã từng có những con người như thế. Eric Cantona, Roy Keane hay Rio Ferdinand, đều là dân số má thứ thiệt. Hoặc hiền lành hơn chút chút đó là Scholes hay Vidic, những người luôn ra sân và thi đấu với lối chơi không ngại va chạm. Đó là những cầu thủ truyền được cái bản lĩnh của mình cho những người đồng đội khác, và nếu như trận đấu có tính chất căng thẳng, họ sẽ đứng ra “bảo kê” cho những người anh em của mình.
Arsenal có người đội trưởng không đội trời chung với Roy Keane (bên phía M.U) là Patrick Vieira, một cầu thủ có cá tính nóng nảy mà mỗi khi Arsenal của anh chạm chán với Quỷ đỏ là giữa Vieira và Roy Keane bao giờ cũng có biến.
Chelsea với những lần lên ngôi đều có dấu ấn không nhỏ từ Terry, một lối đá không ngại va chạm và cũng là một dân đàn anh thứ thiệt.
Gần đây là người hàng xóm ồn ào Manchester City, với Yaya Toure hay Kompany thay nhau làm đội trưởng, những người không ngại vào bóng theo kiểu 5 ăn 5 thua, và cũng sẵn sàng đứng “ngực giáp ngực” với bất cứ tay nào muốn gây hấn.
Ngoại hạng Anh là thế, với cái điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt nhưng cũng là một đặc trưng hiếm nơi nào có được, phải chăng đó là lý do tại sao Arsenal sau thời Vieira dù đá vẫn rất bắt mắt người xem nhưng lại chưa một lần tiếp tục lên ngôi vô địch? Hay MU sau thời Ferguson vẫn với những con người đó, thậm chí còn được bổ sung những tài năng sáng giá hơn, nhưng lại chưa một lần lấy lại được hình ảnh của MU ngày nào.
Dù không còn có những thành tích cao trên đấu trường châu lục trong những năm gần đây, nhưng sức hút từ giải Ngoại hạng vẫn chưa bao giờ có dấu hiệu suy giảm.
Bóng đá Anh có những đặc thù riêng so với những nền bóng đá khác, ở Anh các trận đấu luôn có một bầu không khí náo nhiệt kể từ trước hay sau trận đấu. Các trận đấu thường diễn ra với cường độ rất cao và các cầu thủ đều không ngại va chạm, thế nên mới có chuyện liệu Messi có thành công được như ngày hôm nay không nếu thi đấu ở Premier League?
(Bạn đọc: Huyskjaer)
Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.
Trân trọng,
Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam
Đăng lúc: 21:02 15/03/2016