Tắt Quảng Cáo [X]

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

sam sam

Câu chuyện về Phật giáo, bóng đá và Leicester City

(BongDa.com.vn) – Trong rất nhiều trận đấu của Leicester mùa giải này, người ta thường thốt lên một câu nói quen thuộc. Và cứ mỗi lần nhắc đến hành trình kì diệu mà thầy trò Ranieri đã trải qua trong mùa giải, câu nói đó lại được sử dụng: “Phật pháp vô biên.”

Câu chuyện về Phật giáo, bóng đá và Leicester CityLeicester City đang đứng trước cơ hội rất lớn vô địch Ngoại hạng Anh ở mùa giải năm nay. Ảnh: Internet.

Sở dĩ tồn tại điều này, là bởi từ khi Vichai Srivaddhanaprabha trở thành ông chủ của Leicester, thì việc những nhà sư có mặt tại sân King Power để làm lễ cầu an cho đội bóng gần như là một điều thường xuyên. Khán giả đã từng nhắc đến sự hiện diện và đức tin vào Phật giáo chính là lý do quan trọng giúp Leicester thoát hiểm mùa giải trước và thăng hoa trong mùa giải này.

Nhưng hãy bỏ qua mọi câu chuyện về bùa chú, về cầu an, về yểm trợ…bởi đó là những câu chuyện được thêu dệt phần nào và khó lòng có thể được kiểm chứng. Giờ chỉ nói về một góc triết lý của đạo Phật, bởi trong cái cách mà thầy trò Ranieri thể hiện suốt mùa giải, đâu đó chúng ta thấy hiện lên rất rõ của những tư tưởng mà Phật giáo đề ra để răn dạy và nhăc nhở con người.

Trong Kinh pháp cú 81 của Phật giáo có đoạn: “Như tảng đá kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy giữa khen chê, người trí không dao động.” Lời dạy này của đạo Phật nhằm nhắc nhở con người luôn giữ vững lập trường của bản thân trước mọi sóng gió và dèm pha của cuộc đời, người làm được điều đó, ắt mới là kẻ trí khôn. Hành trình của thứ bóng đá mà Leicester mang lại, của những gì mà thầy trò Ranieri đã nói suốt mùa giải này, cho ta thấy hình bóng của một kẻ trí khôn như vậy.

Thời điểm Bầy cáo đang trong top đầu, Ranieri chỉ khẳng định đơn giản rằng họ cần vài chiến thắng nữa để đảm bảo đủ điểm số 40 cho một suất trụ hạng. Thời điểm họ dẫn đầu Premier League, Ranieri chỉ khiêm tốn thừa nhận Leicester có triển vọng nằm ở top trên. Leicester giành vé dự Champions League, ông gọi đó là phi thường. Đặc biệt trong suốt mùa giải, là những lời tung hô trải dài hàng ngàn mặt báo. Người ta nói về chiến tích kỳ diệu, về chức vô địch, về hành trình đặc biệt của thầy trò Ranieri,… nhưng đáp lại chỉ là cái mỉm cười hiền từ cùng lời đáp sẽ cố gắng hơn nữa vào trận sau.

Ranieri từng cấm các cầu thủ nói về chức vô địch, kể cả họ đang ngự trị trên đỉnh bảng xếp hạng. Ông cùng các cầu thủ dường như đứng ngoài vòng xoáy truyền thông, đứng ngoài mọi áp lực hay khen chê để cố gắng bằng hết khả năng của mình cho câu chuyện cổ tích. Đạo Phật kéo con người vượt khỏi những ảo mộng mơ hồ để trở về với hiện thực. Phải chăng các cầu thủ của Leicester đã hiểu được phần nào triết lý đó trong những lần nhà sư Thái Lan ghé thăm. Hoặc qua lần họ tham dự các hoạt động liên quan đến Phật giáo trong chuyến du đấu xứ chùa vàng tháng 5/2014 để rèn dũa cho mình bản lĩnh của những trí nhân mà kinh Phật đã nhắc đến.

Trong 14 điều răn của Phật có điều: “Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.” Leicester trong hành trình của mùa giải này, hiếm khi phạm sai lầm với chính bản thân. Họ chưa bao giờ xem mình là một đội bóng lớn. Họ cũng chưa bao giờ đánh bóng tên tuổi ngang tầm với những ông hàng đầu của bóng đá Anh. Với Leicester, bóng đá đơn giản chỉ là chiến đấu bằng tất cả những gì có thể. Đó là suy nghĩ chất phác của những kẻ biết mình đang đứng ở đâu trên bản đồ bóng đá. Để sau mỗi trận thắng, Raineri lại thưởng cho mỗi người một chiếc Pizza,một cốc bia và lời hứa rằng sẽ phải tiếp tục nỗ lực. Rõ ràng, đó là bản ngã cần thiết mà Phật giáo răn dạy con người. Với Leicester, là một đội bóng chưa bao giờ đánh mất mình trong mùa giải này, kể cả là chiến thắng hay thất bại.

Vậy còn tham vọng? Điều mà Phật giáo luôn muốn con người tránh xa. Khác hẳn với bóng đá, đó lại là điều không thể bị tiêu diệt. Nhưng khoan xem đó là mâu thuẫn, hãy nhớ lại một sự tích về việc kinh Phật chưa từng phê phán hoàng tử Sĩ Đạt Ta trong khát khao chiến thắng tại các cuộc tranh tài cao thấp, kinh Phật coi đó là điều tự nhiên. Suy cho cùng, Phật giáo dù lảng tránh về tham vọng nhưng vẫn luôn dung chứa bên trong sự chấp nhận khía cạnh đặc biệt này của bóng đá.

Câu chuyện về Phật giáo, bóng đá và Leicester CityCác nhà sư Thái Lan đã sang Anh để ‘làm phép’ cho Leicester City hồi đầu mùa. Ảnh: Internet.

Nói như vậy để thấy rằng khát khao của Ranieri khi nhắc về chức vô địch tuần trước, là của tham vọng cháy bỏng mà Leicester hướng tới. Có lẽ cũng thuộc về một lẽ tự nhiên nào đó trong thế giới tâm linh của tôn giáo này.

Phật giáo, và những giáo lý được nhắc tới ở trên,chỉ là một phần rất nhỏ. Nhưng chắc chỉ cần vậy, để ta thấy rằng hành trình mà Raineri cùng các học trò đang trải qua là một sự giao thoa thú vị giữa tôn giáo và thể thao, dĩ nhiên không nằm ở góc độ bùa chú. Một chiến thắng nữa thôi, câu chuyện cổ tích của bầy cáo sẽ có cái kết đẹp nhất. Và ở thời điểm hiện tại, sự nỗ lực, kiên trì, khôn ngoan của Leicester trên hành trình đến chức vô địch Premier League thực sự cảm xúc và thú vị. Thú vị bởi đâu lúc trong mùa giải này, người ta không hiểu họ lấy sức mạnh từ đâu. Có nhiều điều khó lòng giải thích, cứ bảng lảng vô hình đâu đó trong sương khói của tâm linh.

Nguồn: An Nguyên - Thể thao Việt Nam
Đăng lúc: 18:55 30/04/2016

Let's block ads! (Why?)

sam sam

About sam sam -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :