Tắt Quảng Cáo [X]

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

sam sam

Để bạo lực không còn chỗ đứng trên các sân cỏ Việt Nam

(BongDa.com.vn) – Bóng đá là một môn thể thao đối kháng và đầy tính cạnh tranh, sự va chạm giữa các cầu thủ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc phạm lỗi một cách thô bạo, phi thể thao là hành động đáng lên án và khó có thể chấp nhận được trong bóng đá hiện đại.

Để bạo lực không còn chỗ đứng trên các sân cỏ Việt NamĐình Đồng từng bị treo giày tới hết mùa vì tình huống vào bóng này. Ảnh: Internet. V-League trong những năm gần đây đã có không ít cầu thủ phải nhận án phạt nặng do liên quan tới những pha bóng thô bạo tại các trận đấu.

Đầu mùa giải 2014, với pha vào bóng bằng cả hai chân khiến cho tiền vệ Anh Hùng của HV.An Giang bị gãy chân trong trận đấu giữa SLNA – HV.An Giang ở vòng đấu thứ 5 của V-League 2014 và phải nghỉ thi đấu dài hạn, hậu vệ Trần Đình Đồng của SLNA cũng đã bị Ban kỷ luật VFF tuyên phạt: treo giò 9 tháng cho đến hết năm 2014.

Mùa giải 2014 cũng ghi nhận cú phạm lỗi nguy hiểm của Đinh Văn Ta (Ninh Bình) dành cho Danny (ĐT.LA) khiến anh này phải nhập viện cấp cứu. Với hành vi này, tiền vệ của Ninh Bình đã bị cấm 5 trận và bị phạt 15 triệu.

Cũng ở mùa giải năm ngoái, với hành vi được cho là khơi nguồn cho màn “đấu võ” giữa các cầu thủ Hải Phòng và Hà Nội T&T trên sân Lạch Tray ở vòng đấu thứ 17, hậu vệ Văn Nam (Hải Phòng) cũng đã phải nhận mức án treo giò đến hết mùa giải. Tuy nhiên, cầu thủ này vẫn không hề có dấu hiệu biết ăn năn hối lỗi. Mới đây nhất, Văn Nam tiếp tục phải nhận án phạt của Ban Kỷ luật VFF cấm thi đấu 5 trận sau cú tắc bóng nguy hiểm trong trận đấu giữa Hải Phòng và Than Quảng Ninh ở vòng 21 V-League 2015.

Tuy nhiên những án phạt này dường như vẫn chưa đủ để ngăn chặn vấn nạn bạo lực sân cỏ vẫn đang tiếp tục leo thang và hoành hành trên các sân cỏ Việt Nam.

Để bạo lực không còn chỗ đứng trên các sân cỏ Việt NamAnh Khoa suýt chút nữa đã phải giải nghệ bởi pha ‘xấu chơi’ của Quế Ngọc Hải. Ảnh: Internet.

Không lâu sau khi trung vệ Quế Ngọc Hải của SLNA phải nhận án treo giò 6 tháng với pha vào bóng bằng cả hai chân khiến cho tiền vệ Anh Khoa (SHB.Đà Nẵng) gặp phải chấn thương rất nặng và không chắc có thể trở lại sân cỏ, trong trận chung kết Cúp quốc gia giữa Hà Nội T&T và B.Bình Dương, đến lượt trung vệ Thanh Hào (Hà Nội T&T) có pha vào bóng đầy bạo lực từ phía sau khiến cho tiền đạo Abass (B.Bình Dương) bị gãy chân và phải chở thẳng vào bệnh viện bằng xe cứu thương trong tình trạng hết sức đau đớn.

Mới đây nhất đến lượt tiền đạo Osmar của HA.GL cũng bị gãy chân sau một pha va chạm với Huỳnh Tấn Tài (Long An).

Để bạo lực không còn chỗ đứng trên các sân cỏ Việt NamOsmar vào viện ‘nhờ được’ Tấn Tài kê chân. Ảnh: Internet.

Có cảm giác rằng, bạo lực dường như đã và đang trở thành “phương châm” thi đấu hay nói một cách khác là “một phần tất yếu của cuộc sống” đối với nhiều cầu thủ, nhiều đội bóng.

Đã đến lúc VFF không chỉ kêu gọi ngăn chặn bạo lực trong các hội nghị tổng kết hàng năm như từ trước đến nay, mà cần phải nghiêm khắc chấn chỉnh lại thái độ thi đấu của các cầu thủ và mạnh tay hơn nữa để ngăn chặn bạo lực sân cỏ. Đặc biệt, VFF cần bổ sung những lỗ hổng trong quy chế bóng đá chuyên nghiệp và điều lệ giải, đưa ra những quy chế, án phạt thích đáng và đủ sức răn đe đối với các cầu thủ chơi bóng thô bạo cũng như các CLB có cầu thủ xấu chơi, để làm trong sạch môi trường bóng đá Việt Nam, qua đó từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp của giải đấu.

Trên sân cỏ, các trọng tài cũng cần phải quyết liệt hơn nữa với các hành vi thô bạo, bởi đôi lúc cách xử lý thiếu dứt khoát và có phần nương nhẹ của chính các ông vua sân cỏ khiến cho các trận đấu trở nên căng thẳng hơn.

Còn đối với mỗi CLB, thiết nghĩ cần phải làm lại từ đầu, từ khâu đào tạo trẻ, giáo dục ý thức fair play cho các cầu thủ, đồng thời có những chế tài nghiêm khắc cho hành vi thô bạo trên sân đấu, thay vì bao che, dung dưỡng như một số CLB hiện nay.

Để bạo lực không còn chỗ đứng trên các sân cỏ Việt NamRăn đe, xử phạt không bằng giáo dục ý thức chơi bóng cho các cầu thủ ngay từ nhỏ. Ảnh: Intenret.

Cuối cùng, để tránh những cảnh đau lòng đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các sân cỏ Việt Nam, bản thân các cầu thủ cũng cần phải tự ý thức về nghề nghiệp của mình, xem đôi chân của đồng đội cũng là đôi chân của mình, để góp phần làm giảm thiểu những bi kịch trên sân cỏ.

(Bạn đọc: Như Quỳnh)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

Nguồn: - Thể thao Việt Nam
Đăng lúc: 9:45 18/05/2016

Let's block ads! (Why?)

sam sam

About sam sam -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :